ảnh; bộ dụng cụ lưới bắt chim hoang dã đã được thu hồi trên địa bàn xã Gia Tiến
Thời gian
qua, việc bảo vệ đa dạng sinh học, trong đó có các loài chim hoang dã, di cư
cũng như các vùng cư ngụ quan trọng các loài chim hoang dã được quản lý, bảo vệ tốt theo quy định, Tuy nhiên,
tình trạng săn bắt, tiêu thụ các loài chim hoang dã, đặc biệt là các loài chim di cư vẫn
đang diễn ra nghiêm trọng tại nhiều địa phương, ảnh hưởng tiêu cực đến đa dạng sinh học,
môi trường, tiềm ẩn nguy cơ về dịch bệnh cho con người và sinh vật. Mùa chim di cư hàng năm đã đến, qua
phản ánh thực tế tại một số địa bàn phát hiện nhiều dụng cụ bẫy bắt chim như: Giăng lưới, dùng âm ly
thu tín hiệu, loa phát âm thanh tiếng
kêu của các loài chim, cò, vạc… dùng chim mồi để dụ, bẫy, bắt chim. Để thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số
04/CT-TTg ngày 15/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ, Văn bản số 253/UBND-VP3 ngày
06/6/2022 của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Ninh Bình; Văn bản số:
1428 /UBND-NN huyện Gia Viễn; để tăng cường
công tác quản lý, bảo vệ các loài chim hoang dã, di cư; ngăn chặn, chấm dứt tình trạng săn, bắt tận
diệt, phá hủy sinh cảnh của các loài chim hoang dã, di cư. Nâng cao hơn nữa công tác
quản lý nhà nước, ý thức chấp hành quy định pháp luật của các tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân đối với việc bảo vệ các loài động vật trong đó có các loài chim hoang
dã, di cư, bảo vệ môi trường sinh thái và tính
đa dạng sinh học. UBND xã đề nghị các Ban nghành đoàn thể các
cơ quan, đơn vị có liên quan và nhân
dân tổ chức thực hiện nghiêm các nội dung sau:
- Tăng cường
công tác kiểm soát các hành vi khai thác, săn, bắt, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán, tiêu thụ và sử dụng
các loài chim hoang dã, di cư; tổ chức triển khai cho các cơ sở kinh doanh trên địa
bàn ký cam kết về việc không mua bán, sử dụng, tiêu thụ, trưng bày, quảng cáo mẫu vật động vật hoang
dã không đảm bảo nguồn gốc hợp
pháp và xử lý nghiêm các cá nhân, cơ sở kinh doanh có các hành vi vi phạm, Tổ chức triệt phá dứt điểm các khu vực chợ, tụ
điểm mua bán các loài chim hoang
dã, di cư trái pháp luật trên địa bàn.
-
Tăng cường vận động người dân không thực hiện các hành vi săn, bắt, bẫy,bắn
chim hoang dã, di cư; không mua, bán, vận chuyển, kinh doanh, tàng trữ, tiêu thụ trái pháp luật các loài chim
hoang dã, di cư; thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học,
bảo vệ các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; chủ động đấu tranh, tố
giác các đối tượng vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ các loài chim hoang dã, di
cư.
- Những hành vi vi phạm đối với tất cả các loài chim hoang
dã, chim di cư sẽ được áp dụng tại (khoản 5, Điều 40, Nghị định 06 và khoản 4,
Điều 6, Nghị định 35), Như vậy những hành vi săn, bắt, giết, vận chuyển, buôn
bán, nuôi nhốt trái phép chim hoang dã, chim di cư và tàng trữ, vận chuyển,
buôn bán cá thể, bộ phận cơ thể, sản phẩm các loài chim hoang dã, chim di cư có
thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 300 triệu đồng đối với cá nhân hoặc
600 triệu đồng đối với tổ chức theo quy định tại Điều 21, Điều 22 và Điều 23
Nghị định 35.
- Theo đó, chế độ quản lý và xử phạt vi phạm đối với loài
chim hoang dã, chim di cư này sẽ được áp dụng tương tự như đối với loài động
vật rừng thông thường (khoản 5, Điều 40, Nghị định 06 và khoản 4, Điều 6, Nghị
định 35), Những hành vi săn, bắt, giết, vận chuyển, buôn bán, nuôi nhốt trái
phép chim hoang dã, chim di cư và tàng trữ, vận chuyển, buôn bán cá thể, bộ
phận cơ thể, sản phẩm các loài chim hoang dã, chim di cư có thể bị xử phạt vi
phạm hành chính lên đến 300 triệu đồng đối với cá nhân, 600 triệu đồng đối với
tổ chức theo quy định tại Điều 21, Điều 22 và Điều 23 Nghị định 35./.