Thiền sư Nguyễn Minh không và một số lễ hội Phật giáo tiêu biểu ở miền Bắc

Các lễ hội Phật giáo tiêu biểu ở miền Bắc có liên quan tới Thiền sư Nguyễn Minh Không bên cạnh ý nghĩa biểu hiện tấm lòng tôn kính, ngưỡng vọng ngài của tín đồ, phật tử và người dân, còn là minh chứng cụ thể cho lịch sử gắn bó, đồng hành cùng dân tộc qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của Phật giáo Việt Nam.

1. Thiền sư Nguyễn Minh Không, lịch sử và huyền thoại

Theo pháp hệ được Thiền Uyển Tập Anh ghi lại, Thiền sư Nguyễn Minh Không (1066 – 1141) là vị Thiền sư thuộc thế hệ thứ mười ba của dòng Pháp Tỳ Ni Đa Lưu Chi. ngài nổi danh là một vị thiền sư đức cao vọng trọng, được triều đình nhà Lý tôn phong làm Quốc sư. Thân thế và công nghiệp của ngài được cả chính sử lẫn dã sử đề cập, trong đó đáng chú ý có một số yếu tố nhuốm màu huyền thoại.

 

Chính sử tiêu biểu là Đại Việt Sử Ký Toàn Thư viết: “Tân Hợi, Thuận Thiên năm thứ 4 (1131). Dựng nhà cho đại sư Minh Không”. Đến “Bính Thìn, Thiên Chương Bảo Tự năm thứ 4 (1136), tháng 3 (…) Vua (Lý Thần Tông) bệnh nặng, chữa thuốc không khỏi, nhà sư Minh Không chữa khỏi, phong làm Quốc sư”. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư còn cho biết thêm: “Tục truyền khi nhà sư Từ Đạo Hạnh sắp trút xác, trong khi ốm đem thuốc niệm thần chú rồi trao cho học trò là Nguyễn Chí Thành tức Minh Không, dặn rằng 20 năm sau nếu thấy quốc vương bị bệnh lạ thì đến chữa ngay, có lẽ là việc này”. như vậy theo đó, Thiền sư Nguyễn Minh Không tên thật là Nguyễn Chí Thành, vốn là học trò của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Ngài được triều đình trọng vọng, dựng nhà cho ở. Về sau, với y thuật siêu việt, ngài chữa khỏi bệnh cho vua Lý Thần Tông, được nhà vua ban phong làm Quốc sư. Cũng theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Ngài viên tịch vào năm Tân Dậu, niên hiệu Đại Định thứ 2 (1141) đời vua Lý Anh Tông: “Mùa thu, tháng 8, quốc sư Minh Không mất”. mỗi khi có tai ương hạn lụt, ngài đều ứng hiện giúp dân.

 

Hay như Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục có ghi: “Bính Thìn, năm thứ 4 (1136), tháng 3, mùa xuân (…) Nhà vua đã khỏi tật; ban hiệu Quốc sư cho Minh Không”. Ngoài ra còn ban tô thuế mấy trăm hộ để ngài được hưởng dụng.

 

Sách Thiền Uyển Tập Anh khi đề cập tới hành trạng ngài có bổ sung chi tiết hơn: “Quốc sư Minh Không, chùa Quốc Thanh, Trường An, người làng Đàm Xá, Đại Hoàng, họ Nguyễn tên Chí Thành”. Ngài bản tính ham học hỏi, thường đi du lãm khắp nơi. Một ngày đến chùa Thiên Phúc, Ngài được Thiền sư Từ Đạo Hạnh yêu mến, thu nhận đi theo. Qua 17 năm trời khổ cực, ngài được Thiền sư Từ Đạo Hạnh ban tâm ấn, cho tên là Minh Không. Khi vua Lý Thần Tông mắc bệnh lạ, các lương y trong thiên hạ đều bất lực, vô phương cứu chữa. ngài ra tay, bệnh tình nhà vua mới khỏi hết. Ngài được nhà vua phong làm Quốc sư, cho thuế vài trăm hộ để tưởng thưởng.

 

Đó là những dữ liệu lịch sử ghi nhận về Thiền sư Nguyễn Minh Không. Sang huyền thoại về Ngài, có nhiều dã sử và truyền thuyết dân gian xưng tụng. Trước hết là sự tích quan hệ giữa Ngài và Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Lĩnh Nam Chích Quái viết: “Xưa ở làng Đàm Xá, huyện Đại Hoàng, đất Trường An, có người tên là Nguyễn Chí Thành ở chùa Quốc Thanh, hiệu là Minh Không quốc sư, lúc ít tuổi đi du học, gặp Đạo Hạnh, học được đạo pháp, trải hơn mười năm”. 

Theo tích này thì Ngài là đệ tử của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, được Thiền sư Từ Đạo Hạnh truyền cho đạo pháp. Việt Điện U Linh lại nêu một thuyết khác, đó là giữa ngài, Thiền sư Từ Đạo Hạnh và Thiền sư Giác Hải là bạn bè. Cả ba người cùng nhau học được linh pháp. Ban đầu do có chút hiểu lầm nên bất hòa, sau đó hiểu lầm được hóa giải, ba người kết nghĩa anh em. Đạo Hạnh làm anh cả, Minh Không làm anh thứ, Giác Hải làm em út, cùng nhau trao đổi phép tiên. Còn theo Thiền Uyển Tập Anh thì Thiền sư Từ Đạo Hạnh và ngài đều thuộc dòng pháp Tỳ Ni Đa Lưu Chi, tuy nhiên, Thiền sư Từ Đạo Hạnh thuộc thế hệ thứ mười hai, và là thầy của Ngài

 

Thứ hai là sự tích ngài chữa bệnh cho vua. các truyền thuyết đều đề cập đến chi tiết vua Lý Thần Tông bị bệnh lạ, lông tóc mọc dài, thân thể rất đau đớn. các lương y giỏi nhất đã dùng đủ mọi cách mà vẫn bất lực. Triều đình đang tuyệt vọng thì nghe trẻ con hát rằng: “Dục trị thiên tử bệnh, tu đắc Nguyễn Minh Không” (nghĩa là: muốn chữa bệnh thiên tử, phải tìm Nguyễn Minh Không). Sứ giả được lệnh tức tốc lên đường. Khi gặp được ngài, quan quân mệt mỏi rã rời, ngài bèn lấy nồi nhỏ nấu cơm cho ăn, lạ kỳ thay mọi người ăn mãi vẫn không hết. Đêm hôm đó, Ngài bảo lính thuyền cứ ngủ say. Sáng hôm sau, thuyền đã về đến kinh sư, ai nấy đều lấy làm kính phục. Vào triều kiến thiên tử, quần thần thấy ngài y phục quê mùa nên xem thường. Ngài bèn lấy một cây đinh dài đóng vào cột điện, thách ai nhổ ra được. Quần thần không ai dám bước ra, Ngài mỉm cười lấy 2 ngón tay kéo cây đinh ra, từ đó không kẻ nào dám coi thường Ngài. Ngài sai lấy vạc đựng dầu, đun sôi lên sùng sục, cho tay vào khoắng mấy lần rồi vẩy lên mình vua, tức khắc bệnh vua khỏi hết. Ở sự tích này, Việt Điện U Linh có thêm chi tiết là Thiền sư Giác Hải phụ trợ bên Ngài để làm phép.

 

Thứ ba là sự tích Tổ nghề đúc đồng. Thiền sư Nguyễn Minh Không được dân gian suy tôn là ông tổ nghề đúc đồng. Truyền thuyết lưu truyền rằng Ngài là người có công đúc nên “Tứ đại khí” nổi danh thời Lý: Tháp báo Thiên, chuông Quy Điền, tượng Phật Quỳnh Lâm, vạc Phổ Minh. Nhiều làng nghề đúc đồng nổi tiếng như làng Chè, Rỵ (Thanh Hóa), làng Tống Xá (Nam Định), Lò Đúc, Ngũ Xã (Hà Nội)... đều thờ Thiền sư Nguyễn Minh Không làm Tổ nghề. Hội hè hàng năm đều có nghi thức tế rước Ngài một cách long trọng với mong muốn được ngài chở che, phù hộ làng nghề phát triển, no ấm. Một hoạt động khá độc đáo ở hội chợ Viềng (Nam Định) hay hội Ngũ Xã (Hà Nội) gắn với sự tích Tổ nghề đúc đồng của Thiền sư Nguyễn Minh Không, đó là cứ đến hội người dân thường bày bán đồ đồng để tưởng nhớ đến Ngài. Theo quan niệm dân gian, người nào mua được món đồ đồng ưng ý tại hội về nhà thì sẽ có lộc suốt cả năm.

 

Ngoài ra cũng cần lưu ý, truyền thuyết về Thiền sư Nguyễn Minh Không đôi khi có sự đồng nhất với Thiền sư Dương Không Lộ. Nam ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng nêu chi tiết Nguyễn Minh Không tu ở ngôi chùa có tên là Không Lộ. Không Lộ thiền sư ký ngữ lục lưu giữ tại chùa Keo (Thái Bình) thuật lại tiểu sử Dương Không Lộ, chỉ khác tên họ, quê quán, còn lại sự tích hoàn toàn trùng khớp với Nguyễn Minh Không. Theo Thánh tổ thực lục diễn ca cũng tại chính chùa Keo (Thái Bình) lại nói Không Lộ là pháp hiệu của Nguyễn Minh Không. Xét trên góc độ học thuật, thân thế hai vị Thiền sư phần nào đã được các nhà nghiên cứu làm rõ . Tuy nhiên, trong tâm thức dân gian, đặc biệt tại các nơi thờ tự, tách biệt về sự tích giữa Thiền sư Nguyễn Minh Không và Thiền sư Dương Không Lộ thường mờ nhạt, trong nhiều trường hợp đã được hòa làm một.

Lý Quốc Sư (chữ Hán: 李國師; 15 tháng 10 năm 1065 – 1141) là tên gọi theo quốc tính họ Vua do nhà Lý ban cho ghép với chức danh pháp lý cao nhất của một vị thiền sư từng là dược sư, pháp sư, đại sư rồi quốc sư tên hiệu Nguyễn Minh Không (chữ Hán: 阮明空). Ông là một vị cao tăng đứng đầu tổ chức phật giáo của triều đại nhà Lý trong lịch sử, được xem là vị thiền sư sáng lập nên nhiều ngôi chùa nhất ở Việt Nam[1] và được tôn vinh là ông tổ nghề đúc đồng.

Vì có nhiều công lớn chữa bệnh cho vua và nhân dân mà ông cùng với Trần Hưng Đạo, là những nhân vật lịch sử có thật, sau này được người Việt tôn sùng là đức thánh Nguyễn, đức thánh Trần. Một số ghi chép xưa xếp ông là vị thánh trong tứ bất tử. Trong truyền thuyết dân gian, Nguyễn Minh Không là một nhân vật huyền thoại, xuất hiện với nhiều tình tiết kỳ bí thậm chí hoang đường như khi tu thiền đắc đạo có thể đi mây về gió, niệm chú cho chim lạ rơi xuống đất, ngả nón làm thuyền vượt sông cả, cho cả kho đồng nước Tống vào túi đem về đúc tứ đại khí, thò tay vào vạc dầu đang sôi vớt hàng trăm chiếc kim chữa bệnh cho Vua Lý Thần Tông.[2] Hiện nay ở vùng châu thổ sông Hồng có rất nhiều nơi còn đền thờ ông như ở Ninh Bình, Bắc Ninh, Hà Nội, Nam Định, Hải Dương, Thái Bình, Quảng Ninh, Hưng Yên, Bắc Giang.

Mục lục

  [ẩn

Tiu s[]

Theo "Thiền Uyển Tập Anh", Lý Quốc Sư Nguyễn Minh Không tên húy là Nguyễn Chí Thành (阮志誠) sinh tại xã Đàm Xá, phủ Tràng An (nay là làng Điền Xá, xã Gia Thắng, Gia Viễn, Ninh Bình). Theo một số tài liệu, ông còn có đạo hiệu Không Lộ, từng tu ở chùa Không Lộ (Nam Định) và được thờ ở núi Không Lộ (chùa Thầy ngày nay).

Cha của thánh Nguyễn là ông Nguyễn Sùng, quê ở thôn Điềm Xá, phủ Tràng An. Mẹ ông là bà Dương Thị Mỹ, quê ở Phả Lại, phủ Từ Sơn nay làng Phả Lại, xã Đức Long, Quế Võ, Bắc Ninh (nơi giáp với phường Phả Lại, thị xã Chí Linh, Hải Dương). Vợ chồng ông Nguyễn Sùng tuy nghèo nhưng luôn chăm lo làm việc thiện. Hai ông bà sinh hạ được một người con trai khôi ngô, tuấn tú, đặt tên là Nguyễn Chí Thành.[3]

Cha mẹ mất sớm, Chí Thành làm ngư dân đánh bắt cá, sinh sống trên sông Hoàng Long.[4] Chí Thành nuôi chí lớn, đi chu du thiên hạ, lúc thì đăng sơn kích thỏ, khi thì phóng thuỷ cầu ngư.[5]

S nghip[]

Nguyễn Minh Không là một nhà sư tài danh lẫy lừng. Ông đã được coi là thần y khi chữa bệnh "hóa hổ" cho vua Lý Thần Tông và được ban quốc tính họ Lý, phong làm Quốc sư, được nhà vua cấp cho nhà ở, được miễn thuế má. Khi ông mất rồi được rất nhiều đền chùa thờ phụng. Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng: "Quốc sư Minh Không rất linh ứng. Phàm khi có tai ương hạn lụt, cầu đảo đều nghiệm cả." Nguyễn Minh Không là hiện thân quyền lực linh thiêng của Phật giáo hưng thịnh thời Lý - là thầy thuốc tài ba bậc nhất, là ngư dân gắn bó với thôn dã Đại Việt, là thiền sư tài cao đức trọng, là bậc thánh tổ nghề đúc đồng Việt Nam.

Lập chùa, mở mang phật giáo[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Chí Thành lớn lên sang Tây Trúc học đạo và kết nghĩa anh em với Từ Đạo Hạnh  Nguyễn Giác Hải là hai vị chân sư có uy tín đương thời. Khi tu hành đắc đạo, Nguyễn Chí Thành trở về quê nhà dựng chùa Viên Quang, sau đó lại lập nhiều chùa ở vùng châu thổ sông Hồng... để tu hành, lấy vị hiệu là Không Lộ rồi Minh Không. Trong suốt cuộc đời, trên cương vị quốc sư thống lĩnh lực lượng phật giáo quốc gia, Nguyễn Minh Không đã dựng tới 500 ngôi chùa trên đất Đại Việt.[6] Nhiều ngôi chùa lớn còn tồn tại đến ngày nay như: chùa Bái Đính, chùa Cổ Lễ, chùa Non Nước, chùa Địch Lộng, chùa Quỳnh Lâm, chùa Am Tiên, chùa Trông, chùa Kim Liên, chùa Hàm Long,... Quốc sư Minh Không là vị thiền sư sáng lập nên nhiều ngôi chùa nhất ở Việt Nam.[1]

Pháp sư tài danh[sửa | sửa mã nguồn]

Thiền sư Minh Không đồng thời là một dược sư nổi tiếng thời Lý, một trong những kỳ tích của ông được sử sách ghi lại là chữa thành công bệnh cho vua Lý Thần Tông, được phong làm quốc sư.

Tương truyền lúc còn đang học đạo, trong khi dạo chơi ở khu rừng, Từ Đạo Hạnh giả tiếng hổ dọa, Người nói: "Nếu ngươi muốn vậy, sau này chắc sẽ phải chịu quả báo như thế." Từ Đạo Hạnh hối hận: "Xưa kia đức Thế Tôn tạo quả viên thành còn chịu báo kim sương, mã mạch, huống chi tôi sinh thời mạt pháp đâu có thể tránh được, đời sau sẽ làm quốc chủ và sẽ chịu báo này, ông với tôi có nhân duyên bằng hữu lúc đó hãy cứu tôi." Sau khi thiền sư Đạo Hạnh hóa, đầu thai là Dương Hoán, được Vua Nhân Tông yêu quý lập làm Hoàng Thái tử và kế vị ngai vàng tức Lý Thần Tông hoàng đế. Lên ngôi không được bao lâu, tháng 3 năm 1136 Vua Lý Thần Tông bệnh nặng, lông lá mọc khắp cơ thể, gầm thét như hổ suốt ngày, các danh y tài giỏi được triệu đến chữa bệnh nhưng không thuyên giảm. Tức thì trong dân gian, xuất hiện bài đồng dao của trẻ con rằng:

"Bắc nam có tây đông

Đáy bể ẩn có rồng

Vua mắc bệnh khó chữa

Hãy đón Nguyễn Minh Không.".

Vua bèn sai sứ tìm gặp Sư. Khi Sư đến, Tôn túc thạc đức các phương đang ở trên điện làm phép, thấy Sư ăn mặc quê mùa, họ khinh khí không đáp lễ. Sư đến, đem theo một cái đinh lớn, dài hơn 5 tấc, đóng vào cột, lên tiếng nói: "Ai có thể nhổ cái đinh đó ra thì trước đáng được tôn trọng". Nói thế ba lần, chẳng ai dám làm. Sư lại lấy hai ngón tay trái, cầm vào thì đinh theo chúng mà ra. Mọi người đều khiếp phục. Khi gặp vua, Sư lớn tiếng nói: "Ðấng đại trượng phu, giàu sang bốn bể, há lại làm ra những điều cuồng loạn đấy ư?" Vua rất run sợ, Sư sai lấy một vạc lớn đựng nước nấu sôi tới cả trăm lần, dùng tay quậy lên khoảng bốn lần, rồi thò tay vào trong vạc dầu đang sôi sùng sục lấy ra đủ 100 cái kim châm cứu cho vua. Bệnh liền bớt ngay. Sau khi khỏi bệnh, cảm phục tài năng, Vua Lý Thần Tông phong ông là Quốc sư, tha thuế dịch cho vài trăm hộ. Trong quốc sử còn ghi rằng: "Tục truyền khi sư Từ Đạo Hạnh sắp trút xác, trong khi ốm đem thuốc niệm thần chú rồi giao lại cho Nguyễn Chí Thành tức Minh Không, dặn rằng 20 năm sau nếu thấy Quốc Vương bị bệnh lạ thì đến chữa ngay, có lẽ là việc này." [7]

Vùng đồi núi Gia Sinh, Gia Viễn hiện còn cái tên làng Sinh Dược (làng thuốc sống) do Lý Quốc Sư dùng cây thuốc ở đây chữa bệnh. Từ các loại thảo dược này ông đã chữa bệnh nan y cho vua Lý Thần Tông và bào chế ra nhiều loại thuốc chữa bệnh cho nhân dân, ông đã truyền lại cho dân nhiều bài thuốc hay và sử dụng thuốc nam, châm cứu chữa bệnh. Đến nay vùng đồi núi Sinh Dược, Gia Sinh vẫn còn nhiều cây thuốc quý như: Bình vôi, Ngành ngạnh, Hoài sơn, Khúc Khắc, Mặt quỷ, Bòn bọt, Hà thủ ô, Hy thiêm thảo, chè vằng, Thiên niên Kiện, Bố chính sâm...

Nguyễn Minh Không được các làng nghề đúc đồng suy tôn là ông tổ của nghề đúc đồng[8] mặc dù từ thế kỷ X, Vua Đinh Tiên Hoàngđã cho đúc tiền bằng đồng đầu tiên trong lịch sử và trước đó người Việt cổ đã đúc trống đồng. Với vai trò là quốc sư triều Lý, ông tham gia gây dựng nhiều công trình phật giáo. Lý Quốc Sư là người đúc tượng phật chùa Quỳnh Lâm; đúc đỉnh đồng trên tháp Báo Thiên[9] góp phần tạo nên "An Nam Tứ đại khí" là những báu vật nổi tiếng của nước Đại Việt thời Lý - Trần. Ông là người sưu tầm và phục hưng nghề đúc đồng – tinh hoa của văn minh Đông Sơn – văn minh người Việt cổ mà trở thành tổ sư nghề đúc đồng.

Đầu năm 1118 Nguyễn Minh Không đến chùa Tống Xá ở Nam Định, đã đi thăm các cánh đồng ở đây và thấy có một khu đất rộng, có loại đất sét tốt có thể làm khuôn đúc ở đây. Ông bèn hướng dẫn dân làng nghề đúc đồng. Từ đó cánh đồng có hố đào để lấy đất sét được gọi là cánh đồng Hố, từ thời Lê bắc thêm cầu nên gọi là cánh đồng Cầu Hố.[10] Ngày nay ở thôn Tống Xá có đền thờ ông tổ của nghề đúc đồng Việt Nam Nguyễn Minh Không.

Là một thiền sư giỏi về Phật pháp, giỏi cả pháp thuật, có công chữa bệnh cho vua Lý, là ông tổ của nghề đúc đồng... Nguyễn Minh Không được tôn là đức Thánh Nguyễn bên cạnh chức danh Quốc sư triều Lý. Dân gian có câu:[11]

Đại Hữu sinh Vương

Điềm Dương sinh Thánh.

Trong hai câu ca trên thì Vương ở đây chỉ Đinh Tiên Hoàng, Thánh chỉ Nguyễn Minh Không. Hai ông được sinh ra ở hai làng liền kề nhau thuộc huyện Gia Viễn, Ninh Bình.

Tại núi Dương Sơn, có chùa Lạc Khoái xã Gia Lạc (Gia Viễn, Ninh Bình) còn câu đối:

Điềm Xá chung linh sinh Nguyễn thánh

Hoa Lư dục tú xuất Đinh Hoàng.

Trong tín ngưỡng Việt Nam, nhiều ý kiến cho rằng có 4 vị thần trong nhóm tứ bất tử đó là Tản Viên Sơn thần, Phù Đổng Thiên vương, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh Công chúa. Tuy nhiên, thực tế các vị thánh trong tứ bất tử từng được ghi chép còn có Lý Quốc Sư.[12] Kiều Oánh Mậu người làng Đường Lâm là nhà học giả cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, trong lời Án sách Tiên phả dịch lục[13] có viết:

"Tên các vị Tứ bất tử của nước ta, người đời Minh cho là: Tản Viên, Phù Đổng, Chử Đồng Tử, Nguyễn Minh Không. Đúng là như vậy. Vì bấy giờ Tiên chúa (Liễu Hạnh) chưa giáng sinh nên người đời chưa thể lưu truyền, sách vở chưa thể ghi chép. Nay chép tiếp vào." [14]....

 

                                                                                                                                                                                            Nguon PGVN)

  • Từ khóa :
BẢN ĐỒ TP NINH BÌNH

Tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập