CƠ SỞ RA ĐỜI CỦA “NGÀY HỘI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC” Ở KHU DÂN CƯ
Lịch sử dân tộc Việt Nam
ta từ xưa tới nay luôn luôn được bảo tồn và phát triển. Có được điều đó là do
việc xây dựng và phát huy sức mạnh tự thân của dân tộc được coi trọng, đặc biệt
là sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Đại đoàn kết dân tộc đã trở thành dòng
chủ lưu của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
cũng như trong Cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
luôn gắn liền với ý thức cộng đồng, ý thức gắn kết dân tộc. Đoàn kết toàn dân
tộc đã được hình thành và củng cố trong hàng nghìn năm lịch sử đấu tranh dựng
nước và giữ nước, tạo thành một truyền thống bền vững thấm sâu vào tư tưởng,
tình cảm, tâm hồn của mỗi con người Việt Nam. Đối với mỗi người dân Việt Nam,
yêu nước, nhân nghĩa đã trở thành một tình cảm tự nhiên: “Nhiễu điều phủ lấy
giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng và Một cây làm chẳng
nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Tư tưởng đại đoàn kết
của Chủ tịch Hồ Chí Minh được hình thành trên cơ sở lý luận là những quan điểm
cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lê nin về đại đoàn kết. Cách mạng là sự nghiệp của
quần chúng, Nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh,
Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quyết định thành công của
Cách mạng. Người đã nêu ra những luận điểm có tính chân lý: “Đoàn kết, đoàn
kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công”
Sự đa dạng phong phú của
bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là kết quả của quá trình giao thoa bản sắc văn
hóa của các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam. Từ ngàn đời nay, trong lịch sử
dựng nước và giữ nước, việc tổ chức các ngày lễ hội đã trở thành một bộ phận
không thể thiếu trong đời sống tinh thần của các cộng đồng khu dân cư. Các hình
thức lễ hội được tổ chức để ăn mừng chiến thắng, mừng mùa màng bội thu, để
tưởng nhớ đến các vị anh hung đã có công trong đánh đuổi giặc ngoại xâm, trong
khai hoang lập làng; để cầu việc làm ăn gặp nhiều may mắn; để lưu giữ những
phong tục, tập quán.
Sự nghiệp đổi mới ngày
nay đã đặt ra yêu cầy mới cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cùng với Cuộc vận động
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, sự ra đời của “Ngày
hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” là một trong những đổi mới phương thức hoạt
động, tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân, xây dựng và củng cố khối đại đoàn
kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh nội lực, thực hiện công nghiệp hóa - hiện
đại hóa đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình củng cố và mở rộng về tổ chức và
hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, yêu cầu đặt ra là phải có sự vận dụng
sang tạo, linh hoạt, phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế, xã hội, phong tục
tập quán của từng vùng, miền, từ điều kiện tự nhiên đến truyền thống văn hóa.
Để thực hiện được điều đó phải hướng công tác Mặt trận về cơ sở, về từng khu
dân cư, từng gia đình, tạo tiền đề cho việc xây dựng mọi tầng lớp nhân dân,
đoàn kết từ mỗi gia đình, mỗi khu dân cư đến mỗi xã, phường, huyện, tỉnh. Đó là
cơ sở cốt yếu để xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam. Sự ra đời của
“Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc” ở khu dân cư cũng xuất phát từ yêu cầu
thực tiễn đó. Để phát huy truyền thống Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam.
Năm 1986 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) đã quyết định lấy ngày
18/11/1930, ngày Đảng ra chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất để làm ngày
Mặt trận thống nhất. Từ đó đến nay, hàng năm, đến ngày 18/11, Mặt trận các cấp
đã đề ra chương trình, nội dung mới và các hình thức hoạt động phong phú, đa
dạng nhằm ôn lại truyền thống lịch sử của Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam,
đồng thời tổng kết một năm thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống Văn hóa ở khu dân cư”. Đến nay, việc tổ chức “Ngày hội Đại đoàn kết
toàn dân tộc” ở khu dân cư đã trở thành sinh hoạt xã hội rộng rãi ở
từng cộng đồng dân cư trong cả nước nói chung và xã Gia Tiến nói riêng. “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” ở khu dân
cư năm 2022 trên địa bàn xã nhà được tổ chức vào thời điểm có nhiều ý nghĩa
quan trọng, là thời điểm toàn Đảng, toàn dân, đang phấn đấu thực hiện thắng lợi
Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
năm 2022 đặc biệt là phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao, khu dân cư kiểu
mẫu, đồng thời tổng kết năm thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa ở khu dân cư” và phát động thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn
kết xây dựng nông thôn mới văn minh”. “Thực hiện nếp sống văn minh trong việc
cưới, việc tang và lễ hội”. Đảm bảo trang trọng, văn minh, tiết kiệm, phù hợp
với hoàn cảnh gia đình, tôn bồi các giá trị văn hóa của dân tộc./.